BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP VÀ CÁC THIẾT BỊ PHÂN PHỐI

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP  VÀ CÁC THIẾT BỊ PHÂN PHỐI

Nhà thầu thiết kế thi công Viteq là một trong những nhà thầu thiết kế thi công hệ thống cơ điện uy tín khu vực miền Bắc, được các chủ đầu tư FDI đánh giá rất cao, cụ thể hàng năm Viteq bàn giao hàng chục công trình xây lắp trạm biến áp, hệ thống cơ điện công nghiệp nhà máy. Trong các hệ thống cơ điện Viteq nổi bật hơn cả là hệ thống cấp nguồn điện trung thế & Trạm biến áp. Các biện pháp thi công mà nhà thầu Viteq thực hiện để trình chủ đầu tư luôn luôn được đánh giá cao, thực tế và sát với mặt bằng của dự án. Dưới đây là biện pháp chi tiết của hàng mục lắp đặt trạm biến áp và các thiết bị phân phối:

  1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
    1. Kiểm tra các công tác
      • khoảng không gian cần thiết để vận chuyển thiết bị và phụ kiện
      • Kiểm tra các hư hỏng mà có thể gây ra trong quá trình vận chuyển và làm báo cáo/ chú ý trên phiếu giao hàng của Nhà sản xuất
      • Kiểm tra xem thiết bị có bị bẩn hoặc rỉ sét do điều kiện lưu kho hay không
    2. Chuẩn bị biện pháp an toàn:
      • Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng, dây cứu sinh và lưới an toàn (nếu có yêu cầu)
      • Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
      • Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu
      • Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan và mặt nạ hàn
      • Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay, dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
      • Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn
      • Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu).
    3. Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết :
      • Kích thước/ vị trí bệ đỡ/ đế móng và cao độ lắp của thiết bị
      • Bản vẽ thiết kế chi tiết thể hiện loại/ kích cỡ của các tuyến ra/ vào thiết bị, cách lắp đặt/ đấu nối/ tuyến đi/ cao độ như: thanh dẫn (Busduct), máng cáp hoặc ống cáp
      • Bản vẽ thiết kế chi tiết thể hiện các phụ kiện/ cấu kiện và các kích thước lắp đặt và/ hoặc
      • Sổ tay hướng dẫn lắp đặt của thiết bị và các cấu kiện và các phụ kiện khác
    4. Chuẩn bị vật tư:
      • Máy biến áp và các cấu kiện và các phụ kiện theo hướng dẫn của Nhà chế tạo và thiết kế.
      • Que hàn, sơn, giẻ lau sạch, đá cắt, đá mài, dầu bôi trơn…
      • Vật liệu vệ sinh thiết bị điện như: vải sạch, giẻ sạch, cồn, xăng nhẹ…
      • Bu-lông cho đấu nối cáp, bu-lông nở/ bu-lông hãm hoặc tấm chặn, ray và các kẹp (nếu có)
      • Phụ kiện và giá đỡ cho tuyến cáp/ busduct/ thanh dẫn/ máng cáp/ ống cáp vào/ ra thiết bị
    5. Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.
      • Thiết bị đo: thủy bình, dây rọi, máy kinh vỹ, đo góc, thước thép, thước ngắm…
      • Thiết bị đo điện: Ohm kế và Volt kế (VOM), đồng hồ đo cách điện (500V – 1000V – 2500V)…
      • Máy hàn điện, máy cắt, máy mài, máy khoan cầm tay, uốn ống, ren ống (nếu có yêu cầu)
      • Pa-lăng, dây cáp thép và con đội phù hợp với trọng lượng lắp đặt và điều kiện thi công.
      • Tà-vẹt, thép tấm và thép thanh làm bệ đỡ tạm và khung
      • Dụng cụ thi công cầm tay và cờ-lê lực (nếu có yêu cầu).

II.   THAM KHẢO:

  1. Biện pháp lắp đặt ống điện/ máng cáp/ ống hộp
  2. Biện pháp kéo cáp/ đấu nối
  3. Biện pháp lắp đặt hệ thống chống sét/ tiếp địa
  4. Biện pháp lắp đặt quạt thông gió

III.  LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP

  1. Định vị thiết bị tại hiện trường lắp đặt và làm dấu trên bề mặt bằng các đường/ điểm hoặc vết của khung đỡ
  2. Khoan lỗ của bu-lông giữ (nếu cần) và lắp khung đỡ/ tấm đỡ hoặc tấm chặn (tùy yêu cầu). Trường hợp bu-lông móng là loại đúc sẵn trong bê-tông cần kiểm tra tọa độ bu- lông và điều chỉnh đến sai số thỏa mãn yêu cầu trước khi tiến hành công tác lắp đặt
  3. Lắp đặt bệ đỡ tạm bằng tà-vẹt hoặc thép hình và tấm thép (nếu cần)
  4. Tạm thời che phủ thiết bị và các cấu kiện của nó để tránh các hư hỏng vô ý có thể gây ra trong quá trình lắp đặt thiết bị như: cánh tản nhiệt, van, đồng hồ, bảng điều khiển, sứ, ống dầu … bằng các tấm gỗ/ xốp/ bạt/ vải
  5. Bịt kín tất cả các lỗ chờ/ bích chờ của các ống trên thân thiết bị (nếu có)
  6. Di chuyển:
    • Mở kiện thiết bị để kiểm tra thiết bị và các phụ kiện của nó để bảo đảm các cấu kiện và phụ kiện tương thích với danh mục thiết bị và đang được giữ trong điều kiện tốt
    • Nâng và di chuyển thiết bị bằng xe nâng/ cẩu lên ô tô tải để chuyển đến vị trí lắp và hạ xuống bệ đõ tạm hoặc bệ đỡ/ móng thiết bị.
    • Cáp treo phải được giữ cách ra khỏ thiết bị bằng các thanh đòn gánh để tránh cho cáp có thể chạm vào các cấu kiện làm hỏng chúng

Bốc dỡ, nâng máy biến thế lên xe tải

 Bốc dỡ máy lên bệ để di chuyển vào vị trí lắp đặt

  1. Lắp đặt:
    • Tùy vào trọng lượng của thiết bị và điều kiện lắp đặt mà áp dụng biện pháp lắp đặt và thiết bị tương ứng
    • Trong trường hợp sử dụng thiết bị nâng chuyển: nâng thiết bị và đặt vào vị trí lắp đã được vặch dấu trước đó.
    • Trường hợp lắp bằng tay:
      • Thiết bị phải được chuyển và đặt ở bệ đỡ tạm (nếu cần)
      • Dùng kích nâng để nâng thiết bị lên và đặt khung lên khung thép làm bằng thép hình/ thép tấm kết hợp với bánh xe thép hoặc
      • Tiếp tục nâng thiết bị lên và dùng con lăn thép đặt dưới khung thiết bị để di chuyển
      • Kéo thiết bị bằng pa-lăng và lái (chuyển hướng) bằng xà-beng/ pa-lăng để di chuyển và đặt thiết bị vào bệ đỡ/ móng
      • Hạ thiết bị lên vị trí đã đánh dấu
      • Nâng nhẹ thiết bị vào đầu bu-lông móng/ bu-lông nở trên bề mặt móng. Điều chỉnh cao độ bằng các tấm thép và tấm đệm để thiết bị đặt trên mặt phẳng đúng. Kiểm tra bằng thủy bình

Di chuyển máy vào vị trí lắp đặt

  • Điều chỉnh cao độ khung thép của thiết bị và kiểm tra bằng thủy bình.
  • Lắp các tấm chặn/ siết bu-lông hãm
  • Lắp các cấu kiện và các phị kiện và các đường ống
  • Làm vệ sinh thiết bị và các phụ kiện
  • Lắp đặt cáp nội bộ và đấu nối cáp.
  • Luồn cáp từ ngoài (đã kéo sẵn) vào tủ điện, kiểm tra cáp về thông mạch và cách điện, đấu nối cáp và tiếp địa
  • Xả khí đỉnh sứ (nếu có yêu cầu)
  • Bổ sung dầu cách điện vào bình dầu phụ (nếu có yêu cầu)
  • Bảo vệ thiết bị đã lắp đặt và các phụ kiện như: đồng hồ, van, sứ, bảng điều khiển, thiết bị đo…
  1. Kiểm tra và đánh dấu thiết bị đã lắp đặt vào bản vẽ. Gửi yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu đến bộ phận tư vấn bằng form
  2. Vệ sinh, vận chuyển rác và các vật tư thừa ra khỏi hiện trường, giữ cho hiện trường sạch sẽ và gọn gàng

IV.  LẮP ĐẶT TRẠM BIẾN ÁP

– Các tủ điện khi vận chuyển tới công trình, đưa vào vị trí lắp đặt phải được căn chỉnh cho có cùng đường tâm và phải được cố định chắc chắn.

– Mọi chi tiết kim loại không cắt điện với hệ thống các tủ điện dùng để cố định các thiết bị và thanh cái đều phải bắt cho dẫn điện với vỏ tủ.

– Các aptomat, các đồng hồ tự ghi và các rơle có độ nhạy cao nên đặt trên các đệm đàn hồi như cao su dày 3-4mm.

– Phải kiểm tra để bộ truyền động của cỏc thiết bị phải làm việc nhẹ nhàng, khụng bị kẹt và không được tuỳ tiện cắt. Cỏc thiết bị bộ phận bỏo vị trớ làm việc của cỏc bộ truyền động phải hoạt động chớnh xỏc, chiều quay của bộ truyền động cầu dao, aptomat cần đặt bờn cạnh cầu dao tương ứng với quy định sau:

+ Khi quay lên ứng với vị trí động của thiết bị.

+ Khi quay xuống ứng với vị trí cắt của thiết bị, vị trí đặt cầu dao, aptomat phải đặt sao cho hồ quang phát sinh khi cắt không thể làm hư hỏng các thiết bị và các đồng hồ khác.

– Các hàm cầu dao và cầu chảy ống phải đặt sao cho lưỡi dao cắm vào được nhẹ nhàng và khít chặt, không có các khe hở, không bị vênh bị kẹt.

– Lắp các thiết bị có tiếp điểm trượt (các khoá chuyển mạch, biến trở …) phải đảm bảo cho cá tiếp điểm động áp chặt lên các tiếp điểm cố định.

– Khi các thiết bị điện, các kẹp đầu dây và các dây dẫn điện điện áp 380/220V được bố trí trên các ngăn gần các trang thiết bị có điện áp dưới 220V thì các bộ phận mạng điện phải được bảo vệ để tránh trường hợp người vận hành hay thao tác vô ý chạm phải mà gây tai nạn. Những nơi đó phải có biển báo và phải sơn mầu khác nhau.

– Việc lắp đặt các công tắc, các trang bị khởi động, từ thanh dẫn của mạch nhị thứ và nối đất với các tủ, bảng điện phải theo đúng thiết kế.

– Các cầu chì đặt trên các tủ điện phải có ống kín.

– Việc nối các thiết bị với thanh cái của tủ phải dùng bulông hay chốt.

– Việc nối thanh ghép chính với thanh dẫn rẽ nhánh cũng như giữa chúng với nhau trong một tủ điện phải hàn hay ép (trừ những chỗ nối có lúc cần tháo ra) thì nối bằng bulông.

– Các bulông, đai ốc và vòng đệm bằng thép dùng để nối các thanh cái với nhau hay nối thanh cái với các thiết bị đều phải mạ kẽm.

– Chỗ tiếp xúc của thiết bị, chỗ nối thanh góp bằng bilông và các kẹp đầu dây ở mạch đo lường, tín hiệu đều phải bố trí ở chỗ dễ đến gần để kiểm tra.

– Các bulông và chốt chẻ để cố định các thiết bị đóng cắt ở các ngăn tủ đều phải có biện pháp ngăn ngừa tự nới lỏng.

– Khoảng cách dò điện theo bề mặt không được bé hơn 20mm, các khe hở điện không được bé hơn 21mm.

– Các thanh cái được nắn thẳng tắp, không được có chỗ cong vênh. Với các thanh cái có tiết diện chữ nhật thì bán kính cong ở chỗ uốn không được nhỏ hơn hai lần chiều dày thanh nếu uốn theo phương mặt:

R>2d

mà d = chiều dày của thanh

Nếu uốn theo cạnh thì

R>2b

mà b = chiều rộng của cạnh.

– Những chỗ uốn thanh cái không được có vết rạn, nứt. Chiều dài chỗ uốn thanh cái không nhỏ hơn 2 lần của nó. Chỗ thanh cái bị uốn phải xa chỗ thanh cái bị nối (nếu có) ít nhất là 10mm kể từ mép mặt tiếp xúc. Hết sức lưu ý rằng khi thay đổi nhiệt độ, thanh cái sẽ co dãn theo chiều dọc nên chỉ được cố định thanh cái vào vật cách điện ở điểm giữa thanh cái. Khi thanh cái có những bộ phận bù giãn nở thì vị trí cố định thanh cái nên cố định thanh cái nằm giữa hai cái bù. Khi nối thanh cái vào thiết bị phải đo, uốn chính xác, không để phát sinh ứng suất căng và phải đặt cho các mặt nối áp sát vào nhau.

– Thanh cái được nối bằng bulông phải kiểm tra vị trí nối và độ xiết chặt nối. Vị trí nối phải cách xa các đầu vật cách điện, chỗ đầu phân nhánh ít nhất 50mm.

– Sau khi lắp xong thanh cái, các lỗ của vật cách điện phải được bít bằng các bản đặc biệt. Thanh cái ghép hở ở chỗ vào và ra khỏi vật cách điện phải được kẹp chặt với nhau.

– Khi dòng điện lớn hơn 5000A thì trên những kết cấu bằng thép để cố định các vật cách điện đỡ thanh cái mặt hở, phải đặt các vòng nối tắt bằng kim loại dẫn điện để giảm bớt sự phát nóng các kết cấu do ảnh hưởng của từ trường. Điều này phải tìm kỹ trong chỉ dẫn của thiết kế. Nếu trong chỉ dẫn của thiết kế thấy sai sót, không ghi, yêu cầu thiết kế bổ sung.

– Khi dòng điện lớn hơn 600A thì các vật cố định thanh cái và các bộ phận kẹp thanh cái không được tạo nên mạch từ khép kín xung quanh thanh cái. Muốn đạt được điều này, một trong các tấm ốp hay tất cả các bu lông bố trí ở cùng một phía của thanh cái phải làm bằng vật liệu không nhiễm từ như đồng thau, nhôm  và các hợp kim của nó. Có thể áp dụng kiểu kết cấu cố định thanh cái không tạo nên mạch từ kín.

– Nói chung những chỗ nối cố định của thanh cái có tiết diện chữ nhật đều nên hàn điện hay hàn hơi, và nếu có điều kiện nên hàn áp lực. Những chỗ nối có yêu cầu tháo khi cần thiết thì nối bằng bulông hay bằng tấm kẹp.

– Phải kiểm tra rất kỹ những đầu thanh cái nhôm nối vào đầu cực đồng của các máy móc, thiết bị, phải tuân theo các qui định dưới đây:

+ Nếu đầu cực nối loại dẹt, được nối trực tiếp, không kể trị số dòng điện là bao nhiêu

+ Nếu đầu cực tròn cho phép nối trực tiếp khi dòng điện dưới 400A

+ Với dòng điện trên 400A và những thiết bị để ngoài trời thì nối phải qua tấm tiếp xúc đồng nhôm.

– Khi dòng điện dưới 200A, thanh cái bằng thép có thể nối trực tiếp vào đầu cực đồng của thiết bị. Trong nhà khô ráo, mặt tiếp xúc của thanh cái bằng thép phải đánh sạch và bôi vadơlin. Trong nhà ẩm ướt hoặc có khí ăn mòn, mặt tiếp xúc phải mạ kẽm, mạ cadmi, mạ đồng hay tráng thiếc. Mặt tiếp xúc của thanh cái dẹt phải phẳng khi nối bằng bulông, bằng tấm ép hay nối vào đầu cực bề mặt của thanh cái nhôm, hay thép phải bôi một lớp mỏng vadơlin công nghiệp.

– Các chỗ nối tiếp xúc bằng bulong có thể tháo mở được ở các thiết bị phân phối trong nhà phải dùng bulông và đai ốc mạ kẽm. Các bulông và đai ốc bố trí sao cho khi khai thác dễ kiểm tra. Khi nối các thanh cái bằng đồng và bằng thép thì bulông phải có vòng đệm bằng thép.

Các hàng kẹp đấu dây

– Kiểu hàng kẹp đấu dây phải phù hợp với điện áp của mạch điện. Các kép đấu dây thuộc những đối tượng khác nhau phải chia thành từng nhóm riêng. Khi đặt chung các kẹp đấu dây có điện áp khác nhau thì các kẹp đấu dây của mạch điện từ 380/220V trở lên phải được tách riêng, phải có nắp đậy và phải có chữ chỉ rõ số trị điện áp.

– Các kẹp đấu dây của mạch cắt hay mạch rơle tác động cắt đi qua không được đặt gần những kẹp đấu dây có cực tính hay pha khác tên của nguồn điện thao tác. Giữa các kẹp đấu dây có cực tính hay tên pha khác nhau nên để1 số kẹp trống (không đấu dây vào)

– Các kẹp đấu dây trong thiết trí phân phối trên 1000V, các cụm tiếp điểm của máy cắt điện và dao cách ly phải bố trí để khi kiểm tra hoặc xử lý chúng vẫn không phải cắt điện mạch sơ cấp.

– Các kẹp đấu dây không được hư hỏng, cáu bẩn và phải được cố định chắc chắn. Các hàng kẹp đấu dây đặt trên các ngăn tủ thiết trí phân phối phải có các hộp che đậy chắc chắn. Khoảng cách giữa các thành hộp dẫn các kẹp đấu dây không được nhỏ hơn 40 mm. Các hộp kẹp phải cách các dây dẫn ít nhất 15 mm.

– Các hàng kẹp đấu dây có thể đặt đứng hoặc đặt ngang, cho phép đặt nghiêng các kẹp đấu dây (so với mặt tủ hoặc bảng). Khi đặt ngang thì hàng kẹp đấu dây dưới cùng nên đặt cao hơn nền ít nhất là 30 mm

– Khi đặt từ hai hàng kẹp đầu dây trở lên thì khoảng cách giữa các hàng không được nhỏ hơn 150 mm.

– Cho phép đặt hai vòng khuyên của các ruột đồng vào một vít của kẹp đấu dây. Không cho phép đặt hai ruột nhôm vào một vít nếu chỗ nối không có những kẹp đấu dây có cấu tạo đặc biệt.

– Đối với các kẹp đấu dây có kiểu cắm chỉ cho phép đặt vào một ruột đồng hay một ruột nhôm về một phía.

V.     KIỂM TRA CHẠY THỬ:

  1. Kiểm tra các thông số định mức trên nhãn thiết bị
  2. Kiểm tra tổng thể công tác lắp phụ kiện/ cấu kiện
  3. Kiểm tra các hư hỏng vỏ và sơn
  4. Kiểm tra rò dầu, mức dầu và đồng hồ báo mức
  5. Kiểm tra đệm của các hộp đấu nối
  6. Kiểm tra cáp điện và đấu nối
  7. Kiểm tra nối đất thiết bị và đấu nối
  8. Kiểm tra vận hành của các bộ phận cơ khí của bộ chuyển nắc và thiết bị khóa
  9. Kiểm tra bộ thở và điều kiện của các hạt chống ẩm và đổ đầy trở lại (nếu cần)
  10. Kiểm tra các bảo vệ thiết bị tại hiện trường
  11. Kiểm tra điều kiện lắp đặt của các quạt làm mát

VI.  THỬ NGHIỆM VÀ ĐÓNG ĐIỆN:

  • Thử nghiệm cách điện
  • Thí nghiệm dầu cách điện (áp dụng với Máy biến áp kiểu hở – trên 100kVA) (nếu là máy biến áp dầu)
  • Thí nghiệm điện áp tăng cao
  • Đo điện trở cuộn cao áp ở các vị trí cao nhất – cân bằng – thấp nhất của bộ chuyển nắc
  • Đo điện trở cuộn hạ áp
  • Kiểm tra lực siết bu-lông trên các điểm nối thanh cái chính
  • Kiểm tra các bu-lông, kẹp cáp … của các điểm nối tiếp địa – nếu có
  • Làm vệ sinh và lắp trở lại nắp che (nếu có)
  • Đóng điện vào thiết bị theo quy trình của nhà sản xuất và hệ thống cao thế

VII.CÔNG TÁC HOÀN TRẢ MẶT BẰNG

  • Sau khi lắp đặt xong toàn bộ vật tư thiết bị, đơn vị thi công kiểm tra kỹ lại toàn bộ để tránh những sai sót xảy ra trong quá trình lắp đặt để chuẩn bị công tác nghiệm thu, thí nghiệm và đóng điện;
  • Thu dọn mặt bằng thi công và hoàn trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư để các nhà thầu thi công những hạng mục khác.