Công trình xanh và sự khác nhau giữa công trình xanh và sự khác nhau giữa các hệ thống chứng nhậnác hệ thống chứng nhận

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council- viết tắt là USGBC) đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình “xanh” là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình “xanh” bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cở sở đó WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà “xanh”.

  • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
  • Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời)
  • Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
  • Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
  • Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
  • Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường

 Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa:

Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả  cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:

  • Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
  • Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
  • Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN

LEED: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện, được phát triển tại Mỹ và phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế. Các yêu cầu của LEED chủ yếu thích hợp với các thị trường xây dựng tại các nước phát triển hơn là các nước nước đang phát triển.

LOTUS: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam.

EDGE: Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí Năng lượng, Nước và Năng lượng hàm chứa của Vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối thiểu hoá mức tiêu thụ tài nguyên.

Green Mark: Hệ thống chứng nhận công trình xanh của Singapore. Các tiêu chuẩn của Green Mark chủ yếu phù hợp với thị trường xây dựng tại các nước phát triển.